Thường huấn 3 Foyer Việt Nam - Lm. Giuse Nguyễn Trọng Viễn.OP

Thường huấn 3 Foyer Việt Nam - Lm. Giuse Nguyễn Trọng Viễn.OP

Thường huấn 3 Foyer Việt Nam - Lm. Giuse Nguyễn Trọng Viễn.OP

Đề tài: Để trở thành Cộng đoàn Bác ái 

Hiệp thông và Tham gia trong một Giáo Hội hiệp hành

Bài 1: Từ góc nhìn Nhân Bản và Triết Lý 

Lm. Giuse Nguyễn Trọng Viễn.OP

Nối tiếp đề tài Để trở thành Cộng đoàn Bác ái Hiệp thông và tham gia trong một Giáo Hội hiệp hành từ góc nhìn Nhân Bản và Triết Lý, cha Giuse đã giúp chúng tôi đào sâu và ý thức hơn về sự tôn trọng phẩm giá con người, một trong những vấn đề cấp thiết đối với thế giới ngày nay.

1. Sự tôn trọng phẩm giá con người

Thái độ tôn trọng phẩm giá con người là nét chính yếu nhất để sống Đức Khiết Tịnh. Thật vậy, bản chất của Đức Khiết Tịnh là tôn trọng được lộ ra cách rõ nét trong lãnh vực liên quan đến vấn đề tính dục, và ngoài ra còn thể hiện qua nhiều vấn đề khác,... ví dụ như: cha xứ không tôn trọng giáo dân cũng được gọi là lỗi Đức Khiết Tịnh.

Đức thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, Ngài có 2 nguyên tắc trong đời sống gia đình: quy luật Tôn Trọng và quy luật Cho Không.

Trong đời sống gia đình, tôn trọng không có nghĩa là khi con của mình, hoặc khi bố của mình sống đạo đức, sống dễ thương. Xin thưa: KHÔNG. Tôn trọng trong gia đình nghĩa là vì đây là con của mình, đây anh của mình, đây em của mình. Ví dụ trong Dụ ngôn “người cha nhân hậu” (Lc 15, 11-32). Nói về người con hoang đàng vẫn còn nguyên phẩm giá là con của người cha cho dù người con phung phí hết tài sản với bọn đĩ điếm. Cuối cùng, người con được đi dép nói lên là một người tự do; được đeo nhẫn nói lên là một người quý phái; được mặc áo đẹp nói lên là một người con thân yêu của người cha.

Đối với đức tin của chúng ta lời mời gọi của Chúa Giêsu đụng vào ngay phẩm giá, ngay chính Ngôi Vị. Ví dụ: người phụ nữ Susanna (x.Đn 13) trong Cựu Ước được cứu vì bị oan; người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình (x.Ga 8,1-11), theo luật Môisen là bị ném đá nhưng được Chúa Giêsu cứu. Điều này cho chúng ta thấy sự tôn trọng phẩm giá nơi Chúa Giêsu là một sự tôn trọng phẩm giá một con người cho dù họ là tội phạm, nghiện ma túy, gian dối,… nhưng họ vẫn là con người. Đây là nét đóng góp lớn nhất của Kitô giáo cho thế giới ngày hôm nay.

Tất cả những tật xấu xúc phạm đến con người đều bắt nguồi từ chính sự coi thường phẩm giá con người và phẩm giá đó được thế giới này coi là quyền con người do thế giới này không bắt được cái gốc này là Ngôi Vị và chính Ngôi Vị là đóng góp độc đáo của Kitô giáo và không tôn giáo nào có được.

Phẩm giá con người được tôn trọng mới có thể đi vào đối thoại và giúp người ta lớn lên, có thể gọi đó là Cấu trúc: Tin - Cậy - Mến

Tin: tin vào ai, tin cái gì; tin là chứa đựng sự tôn trọng, tin yêu và tin cậy. Có thể nói được trong Giáo Hội tuy có sự yêu thương người nghèo, người bệnh, người già nhưng cho đến năm 2023 vẫn chỉ có một mình Chúa Giêsu tôn trọng người tội lỗi. “Tôi không đến để kêu gọi người công chính" (x. Mc 2,17); “vì chỉ có người bệnh mới cần đến thầy thuốc” (x.Mc 2, 17); “Ai có một trăm con chiên mà có một con đi lạc, lại không để chín mươi chín con kia trên núi mà đi tìm con chiên lạc sao?” (x.Mt 18, 12)

Yếu tố tôn trọng phẩm giá nếu vì tài năng, đức độ, địa vị sẽ lỗi Đức Khiết Tịnh.

Đừng khinh bỉ ai, đừng coi thường người nghèo,… nhìn lại những anh chị em mà mình sống với… và tự đặt ra cho mình câu hỏi tôi có đủ tôn trọng phẩm giá anh chị em mình không?

2. Lắng nghe

Nơi Đức Giêsu là một sự đảo ngược rất lạ lùng. Trong Tin Mừng Người đã từng nói: “kẻ sau hết sẽ nên trước hết, và kẻ trước hết sẽ nên sau hết" (Mt 20,16). Đừng lấy cái khuôn, hoặc nhân đức nào đó để xếp hạng, đánh giá một cuộc đời con người. Để hiểu ra huyền nhiệm của một ngôi vị, để hiểu được câu chuyện đời của người khác. Chúng ta đừng để cái nhìn về người khác với cái khung họ là… mà là cái nhìn sử tính mới là làm nên câu chuyện của một con người.

Đừng so sánh những câu chuyện của nhau… vì mỗi người chúng ta có những câu chuyện riêng và vẫn đẹp như thường. Làm sao để lắng nghe câu chuyện của nhau.

Hãy hiểu những câu chuyện đời của nhau: bằng cách chúng ta hãy tập lắng nghe câu chuyện của người khác, và chúng ta hãy xác tín Chúa dẫn dắt cuộc đời họ cũng như cuộc đời của mỗi người chúng ta.

3. Đức Cậy

Chúng ta hãy tín thác cuộc đời chúng ta có Chúa đồng hành trong những khó khăn, những trăn trở, ngã lên ngã xuống nơi cuộc đời chúng ta. Chúng ta hãy biết khi ngã chúng ta đứng dậy, và dù có ngã vẫn cứ đứng dậy… đừng để mặc cảm phòng vệ, bào chữa chúng ta,… học giống như con đường thơ ấu thiêng liêng của Thánh Têrêsa đi một vòng vẫn thấy mình từ đầu nhưng vẫn tràn đầy niềm vui vì vẫn có Chúa đồng hành.

Tóm lại, hãy nhìn cuộc đời, nhìn anh chị em trong sự tôn trọng phẩm giá của họ, và hiểu câu chuyện đời của mỗi người anh chị em chúng ta, hỗ trợ cho nhau dù họ xuống tận đáy vực sâu…. Hãy đỡ nâng nhau, đỡ nâng từ chân như Chúa Giêsu đã đỡ nâng chúng ta từ chân. Hãy bắt đầu và lại bắt đầu…

Một số hình ảnh