Cuộc đời Marthe Robin - Bước vào đời sống nội tâm - Những chiến đấu của Chị Marthe Robin và Kinh Phó Thác năm 1925 - Lm. Peyrous

Cuộc đời Marthe Robin - Bước vào đời sống nội tâm - Những chiến đấu của Chị Marthe Robin và Kinh Phó Thác năm 1925 - Lm. Peyrous

Cuộc đời Marthe Robin - Bước vào đời sống nội tâm - Những chiến đấu của Chị Marthe Robin và Kinh Phó Thác năm 1925 - Lm. Peyrous

Những chiến đấu của Chị Marthe Robin 

và Kinh Phó Thác năm 1925

Tuy nhiên, sự việc chưa kết thúc. Nơi bản thân chị Marthe một phần tán thành, còn phần kia từ chối. Trước tiên, bệnh nặng hơn. Toàn cơ thể phản ứng bằng lo sợ và mệt mỏi. Mệt mỏi và lo sợ không thể không ảnh hưởng tới mức sống thiêng liêng. Người ta thấy dấu vết trong những thư gởi cho bà Delatour trong 1926 và năm 1927: “Cuộc sống chỉ là cơn ác mộng đen tối cho người đau khổ”; “Phải nói gì với chị từ bản thân tôi và về tôi, cuộc sống như thế đó, xám xịt và đơn điệu, chỉ đem lại nhiều nỗi buồn hơn là niềm vui; nhưng tôi nghĩ là chẳng có gì tác hại đến tôi bây giờ, tôi thấy rõ là tôi được chỉ định uống một hơi dài mọi chén đắng”; “Chị bạn yêu quý ơi, tất cả chúng ta có một cuộc sống ghê tởm là dường nào do cái bệnh kinh khủng là phong thấp. Cuối cùng, chúng ta hãy can đảm, chúng ta có thể hy vọng lên trời ngay, vì chúng ta đã ở chốn luyện hình ở thế này rồi”. Đó là ngôn ngữ nhẫn nhục đau đớn tột độ hơn là dâng hiến tự quyết.

Ngày 15 tháng 10 năm 1925, chị Marthe đọc trên một bức ảnh kinh phó thác của Cha de Bouchaud. Năm đó là năm chị nữ tu Têrêsa Hài Đồng Giêsu được phong hiển thánh [1] và là ngày lễ thánh Têrêsa thành Avila. Chị chọn lúc đó để viết kinh phó thác cho Tình Yêu và Thánh Ý Thiên Chúa. Từ bảy năm nay, cơn bệnh của chị không ngừng phát triển. Từ bảy năm nay chị  phải đương đầu với vấn đề đau khổ hành hạ thân xác và linh hồn chị. Trên đường đau khổ chúng ta đã thấy, Mẹ Maria đồng hành với chị với tấm lòng từ mẫu, cho chị thấy dấu chỉ hiện diện và tâm tình âu yếm của Đức Mẹ: “Người ta chẳng bao giờ luống công kêu cầu Đức Maria, tôi tin tưởng chắc chắn rằng Đức Mẹ sẽ nhận lời tôi, vì tôi tin rằng chúng ta không còn hy vọng nào khác hơn là hướng về Chúa Quan Phòng, vì Chúa chẳng bao giờ từ bỏ ai”. Cầm trong tay tờ kinh phó thác, chị Marthe đọc và thấy được ghi ra chữ viết ước muốn đã được ghi trong chị: ý muốn từ bỏ mạng sống mình cho người chị yêu thương và yêu thương chị. Chị Marthe viết lại lời kinh phó thác và ghi thêm những điểm khai triển cá nhân, tỏ bày kinh nghiệm của một tâm hồn người con từ bỏ mình cho ý muốn tình yêu của Chúa: “Tôi phải trở nên một người khác, một Chúa Giêsu khác: như vậy là phó thác, phó thác cho tình yêu, phó thác đầy tình yêu, tất cả cho Chúa Giêsu”. Hành vi phó thác này phải lặp lại mỗi ngày. Vài năm sau, chị có thể nói với cha sở: “Thưa cha xin cha hãy an lòng, con hoàn toàn phó thác trong tay của Thiên Chúa”.

Chị ngày càng yêu mến Thánh Thể: “Cách đây không lâu tôi đã rước lễ sốt sắng lắm. Tôi hài lòng và nhờ đó tôi được can đảm hơn, dũng cảm hơn; tôi rất hài lòng, tôi bảo đảm với chị cái hôn của Chúa Giêsu rất dịu ngọt cho tim tôi và chị nghĩ xem, tôi đã lợi dụng sự hiện diện của Chúa Giêsu để cầu xin với tất cả tâm tình cao quý nhất các ơn mà tôi mong ước cho những người tôi yêu thương bằng tình yêu thắm thiết nhất”.


[1] Được phong hiển thánh ngày 17 tháng 5 năm 1925.