Đức Trinh Nữ Maria và người Kitô hữu

Đức Trinh Nữ Maria và người Kitô hữu

Đức Trinh Nữ Maria và người Kitô hữu

Đức Trinh Nữ Maria và người Kitô hữu

Chị Marthe không “giữ” Đức Maria cho riêng mình. Chị muốn trao Mẹ cho những ai chị gắp gỡ. Để làm việc đó, chỉ nội thái độ của chị thôi đã là một bài giảng rồi. Những người thăm viếng chị thường bị sửng sốt vì cái cách chị nói về Đức Mẹ hoặc chị cầu nguyện với Mẹ. Một người cháu trai của chị nói: “Đức Maria có một địa vị rất quan trọng, điều đó thật dễ cảm nhận”. Một người khác: “Người ta có cảm tưởng là hai người đó rất hiểu biết nhau”. Khi ở trong tình trạng tin tưởng ai, chị nói về người “Má” hoặc về “Má yêu dấu của chị” với sự âu yến trong giọng nói rất gây ấn tượng, bởi lẽ đó là lời bày tỏ đơn sơ của một người đã sống điều đó. Giống như thể là Đức Mẹ đang ở trong phòng: “Đôi khi tôi có cảm giác – lời một thành viên Foyer – là chị như quên sự có mặt của tôi. Khi nói về Đức Mẹ, và nói lên Đức Mẹ là như thế nào đối với chị. Giọng chị có đôi chút thay đổi, tôi nhớ giọng nói của chị còn hơn là chính những lời nói đó”. Sau một cuộc trò chuyện, thường là một kinh Kính mừng, có khi cả một chục hoặc một kinh gì khác.

Chị Marthe có một học thuyết về Đức Maria, được xếp vào luồng linh đạo của thánh Louis-Maria Grignion de Montfort. Chị nghĩ rằng trong đời sống Kitô hữu, cái đơn giản nhất và chắc chắn nhất là dâng hiến mình cho Mẹ Maria, như đứa bé con nói lên sự tin tưởng vào má của mình. Tình mẫu tử của Đức Maria đối với mỗi người quả thật là ánh phản chiếu của tình yêu của Thiên Chúa Cha. Chị nói một cách mạnh bạo với M: “Hãy nhìn xem tình mẫu tử của Chúa Cha trên gương mặt Mẹ. Thật rất đẹp… Bạn không thấy vậy sao?” Khi ta dâng hiến mình cho Đức Maria, bấy giờ Người là hướng dẫn viên và là thầy của đời sống thiêng liêng của ta. Mẹ sẽ hình thành Giêsu trong ta: “Mẹ muốn tìm thấy toàn vẹn Giêsu của Mẹ trong chúng ta… Mẹ là người đào tạo vĩ đại của các tông đồ”. Mẹ đưa dẫn chúng ta vào tận cung lòng Chúa Ba Ngôi, nơi chính Mẹ đang cư ngụ: “Để sống trong trái tim Chúa Giêsu trong cung lòng Chúa Ba Ngôi, phải sống trong Đức Maria”. Đích thực Mẹ chăm sóc chúng ta: “Hãy tiếp tục nói vâng với Mẹ hết mọi ngày đời bạn. Hãy giữ tay bạn trong tay Mẹ, đôi mắt bạn trong đôi mắt Mẹ và để Mẹ ngày qua ngày dắt chúng ta đi mà không đặt một câu hỏi thắc mắc nào”.

Như vậy, dưới mắt chị, việc liên hệ với Đức Maria là chủ yếu. Nó không được khô khan, thuần lý trí hoặc bị giới hạn trong khuôn khổ của một hành vi bổn phận: “Mẹ Maria sẽ nắm tay bạn, mà cũng nắm trái tim bạn, mà cũng nắm trái tim bạn” chị lặp lại.

Chị nhận thấy được hành động của Đức Maria tới tận trong chi tiết: ông Jean Guitton[1] viết: “Chị ấy nói với tôi rằng vai trò của Đức Maria là chăm chút những chi tiết, tất cả các chi tiết, rằng chức vụ làm Mẹ của Người muốn điều đó”. Chị cũng nói rằng Đức Maria đi theo từng con người đến tận trong công việc làm của họ và trợ giúp họ nếu công việc đó được làm vì Thiên Chúa. Chị tuyên bố cách lý thú với Jean Guitton: “Qua tôi, Đức Maria đã xâm chiếm Sorbonne”. Với một thành viên của một Cộng-đoàn-mới, chị khẳng định: “Bạn có thật sự tin vào sự kiện là công việc của bạn đã được cầu nguyện trong Trái Tim Đức Maria, nên ngay cả khi bạn không trung thành trong cầu nguyện hay trong hành động, thì Đức Maria, Mẹ vẫn tiếp tục trung thành và hiện diện trong Công trình của các bạn không?” Nhiều lần chị tuyên bố với nhiều người, cũng như với một vị linh phụ vừa thoát khỏi một tai nạn, rằng họ đã được Đức Maria bảo vệ cách đặc biệt trong hoàn cảnh khó khăn.

Chị biết rằng trong những thử thách lớn, không ai có thể an ủi tốt hơn Mẹ. Bà E. đã đến thăm chị với 2 đứa con nhỏ. Thật lạ lùng, chị Marthe nói về Đức Maria mà trái tim bị lưỡi gươm đâm thâu, và nói với bà rằng Đức Maria luôn luôn đến cứu giúp những người phụ nữ chịu đựng nỗi đau khổ này, nhấn mạnh việc cần thiết phải giữ niềm tin trong những giây phút đó. Lúc bà E đi ra tới ngưỡng cửa, chị Marthe còn nói với bà: “Phải cầu nguyện Đức Mẹ. Mẹ có thể làm được mọi sự, Mẹ biết băng bó vết thương tốt hơn ai hết”. Một năm sau, hai đứa con nhỏ của bà E bị tử nạn xe. Bà báo cho chị Marthe hay và nhận được thư trả lời, một trong những bức thư cuối cùng chị còn đọc được cho người ta viết!

Đặc biệt cho các linh mục, chị cầu nguyện Đức Mẹ, và cầu xin cho các ngài được một sự liên hệ tốt đẹp với Mẹ. Khi cha C. nói với chị: “Hãy cầu nguyện cho tôi được là một linh mục theo như Trái Tim Chúa Giêsu”. Lập tức chị nhiệt thành kêu lên: “và Trái Tim Đức Mẹ nữa!” Cha đã vượt qua được một cơn thử thách khủng khiếp trong ơn gọi, trong đó Mẹ đã nâng đỡ ngài. Khi rút ra tổng kết, chị nói với cha: “Đáng lẽ ra cha sẽ thế nào? Mẹ luôn trung thành! Thế nên chị nài nỉ các nhà giáo dục để người ta nói về Mẹ cho các trẻ em: “Hãy làm cho các em biết Đức Maria, làm cho chúng yêu mến Mẹ… Hãy trao Mẹ cho các linh hồn… cùng với Mẹ, người ta cảm nhận sự cần thiết phải thanh sạch hóa trái tim.Với Mẹ, linh hồn có một sự tỏa sáng mà không thể có được bằng cách nào khác”.

(trích trong Vie de M.Robin)

Cha B.Peyrous – Chương X – Mục V – Tiểu mục 2)

 


[1] Nhà triết học công giáo, Viện sĩ văn chương Viên hàn lâm Pháp, giáo sư đại học Sorbonne.