Đức Maria là tác phẩm kiệt xuất của quyền năng sáng tạo của Chúa Cha

Đức Maria là tác phẩm kiệt xuất của quyền năng sáng tạo của Chúa Cha

Đức Maria là tác phẩm kiệt xuất của quyền năng sáng tạo của Chúa Cha

Đức Maria là tác phẩm kiệt xuất của quyền năng sáng tạo của Chúa Cha

Trong sự bất lực của chúng ta để ca ngợi Mẹ một cách xứng đáng với Mẹ, thì tốt hơn là thú nhận – cùng với hết các thiên thần và mọi người được tuyển chọn, hằng được chiêm ngưỡng Mẹ trên các tầng trời vinh hiển – rằng sự diễm lệ thần linh của Đức Trinh Nữ vượt quá đến vô cùng hết thảy những lời ca ngợi trên trời và dưới đất hiệp lại; rằng ngôn ngữ của loài người khi chạm đến những phẩm chất cao quí của Đức Maria thì chỉ còn nước lặp lại cách khiêm cung tiếng kêu than của thánh Bênađô: “về Đức Maria, không bao giờ, không bao giờ đủ!

Quả thật chỉ có Chúa Thánh Thần và chính Chúa Giêsu mới ca tụng Mẹ được cách đầy đủ và mới nói được về Mẹ cách xứng hợp.

Đức Maria trổi vượt, một cách không thể so sánh được, hết thảy mọi tạo vật, như mặt trời trổi vượt các vì sao, bởi cái vầng sáng thần linh chói ngời của Mẹ!... Mẹ là lý tưởng của mọi tình yêu, của mọi đời sống dâng hiến Thiên Chúa; là cái bí mật sâu thẳm của sự thánh thiện; là vực thẳm trinh nguyên của Chúa Kitô – Cứu Thế, là nơi cư ngụ nồng thắm của Người và luôn được Người sủng ái!

Mẹ là Mẹ của những đứa con đích thực của Thiên Chúa, là người được tuyển chọn đầu tiên trong ý nghĩ muôn thuở của Chúa Ba Ngôi, là bầu trời yêu thương và vinh hiển của Người. Mẹ là kỳ công của mọi kỳ công được nghĩ ra trong trái tim thần linh của Người, là lời phán cao cả nhất của Đấng Khôn Ngoan hằng hữu... Và tiên vàn, Mẹ là tác phẩm kiệt xuất khôn sánh của sự sáng tạo toàn năng của Người.

Đức Maria là một vực thẳm của sự thỏa mãn, làm thư thái Chúa Ba Ngôi – Tình Yêu!... Và đó cũng mới chỉ là khởi điểm, là sự bắt đầu một thực hiện vĩ đại cho đến muôn đời!... Đó là buổi bình minh dâng lên ở bên kia thế giới này mà rồi đây, mỗi quốc gia sẽ sớm nhận biết cái Triều đại rực rỡ Ánh Sáng, rực rỡ Bác Ái, rực rỡ Tình Yêu và Sự Sống của nó.

Trích “Prends ma vie, Seigneur” của cha Raymoud Peyret, trang 115-116