Bài 2: Không thể đứng trung lập, không thể dửng dưng, không thể phủ nhận trách nhiệm về người khác - Cấm phòng Căn bản - Từ 06.03.2023 - 12.03.2023

Bài 2: Không thể đứng trung lập, không thể dửng dưng, không thể phủ nhận trách nhiệm về người khác - Cấm phòng Căn bản - Từ 06.03.2023 - 12.03.2023

Bài 2: Không thể đứng trung lập, không thể dửng dưng, không thể phủ nhận trách nhiệm về người khác - Cấm phòng Căn bản - Từ 06.03.2023 - 12.03.2023

Đề tài tuần Cấm phòng Căn Bản

từ thứ Hai 06.03.2023 - Chúa Nhật 12.03.2023

Có thể sống tình huynh đệ/ thân hữu trong cuộc sống thực tế hôm nay không? 

Không thể đứng trung lập, không thể dửng dưng, không thể phủ nhận trách nhiệm về người khác

Cuộc sống của con người với nhau, dù muốn hay không thì vẫn là những mối tương giao. Chúng ta không sống một mình trên rừng!

Con người dường như mang máu bạo lực[1], khuynh hướng bạo lực cứ ngày một gia tăng. Vì thế đứng ở thế trung lập là đang thả cho khuynh hướng này lớn lên. Không thể nói mình không có trách nhiệm với người khác được. “St 4,9 Đức Chúa phán với Cain: ‘Aben em ngươi đâu rồi?’ Cain thưa: ‘Con không biết. Con là người giữ em con hay sao?’” Thiên Chúa tra hỏi chúng ta về anh chị em chung quanh mình. Đứng trước đau khổ của người khác, dửng dưng đã là một tội ác rồi!

Để cầu nguyện:

Mt 16,19 Khi ấy, Đức Giê-su nói với người Pha-ri-sêu dụ ngôn sau đây: “Có một ông nhà giàu kia, mặc toàn lụa là gấm vóc, ngày ngày yến tiệc linh đình. 20 Lại có một người nghèo khó tên là La-da-rô, mụn nhọt đầy mình, nằm trước cổng ông nhà giàu, 21 thèm được những thứ trên bàn ăn của ông ấy rớt xuống mà ăn cho no. Lại thêm mấy con chó cứ đến liếm ghẻ chốc anh ta. 22 Thế rồi người nghèo này chết, và được thiên thần đem vào lòng ông Áp-ra-ham. Ông nhà giàu cũng chết, và người ta đem chôn. 23 “Dưới âm phủ, đang khi chịu cực hình, ông ta ngước mắt lên, thấy tổ phụ Áp-ra-ham ở tận đàng xa, và thấy anh La-da-rô trong lòng tổ phụ. 24 Bấy giờ ông ta kêu lên: ‘Lạy tổ phụ Áp-ra-ham, xin thương xót con, và sai anh La-da-rô nhúng đầu ngón tay vào nước, nhỏ trên lưỡi con cho mát; vì ở đây con bị lửa thiêu đốt khổ lắm !’ 25 Ông Áp-ra-ham đáp: ‘Con ơi, hãy nhớ lại: suốt đời con, con đã nhận phần phước của con rồi; còn La-da-rô suốt một đời chịu toàn những bất hạnh. Bây giờ, La-da-rô được an ủi nơi đây, còn con thì phải chịu khốn khổ. 26 Hơn nữa, giữa chúng ta đây và các con đã có một vực thẳm lớn, đến nỗi bên này muốn qua bên các con cũng không được, mà bên đó có qua bên chúng ta đây cũng không được.’

Nói cách nào đó, những gì diễn ra trong môi trường sống của con người đều có trách nhiệm của con người.

“Trên thực tế, việc tăng mức độ bất bình đẳng và việc mở rộng lợi ích của một số ít người đã ảnh hưởng đến tất cả các môi trường sống của con người, đến độ khó có thể coi bất kỳ trải nghiệm nào như chỉ là nguyên nhân "tự nhiên". Mọi đau khổ diễn ra trong một “nền văn hóa” và ở giữa những mâu thuẫn đa dạng của nó.”[2] 

Nền văn hoá tiêu thụ, nền văn hoá thải bỏ làm phá hoại môi trường thiên nhiên. Tình trạng đầy hóa chất cấm trong thực phẩm đã trở thành cái gọi là “văn hoá ẩm thực” của người Việt Nam. Tình trạng bệnh ung thư và những bệnh khác gia tăng cách đáng kể cũng do từ thứ văn hoá ẩm thực đó. Cách các cá nhân, các gia đình xử lý rác thải làm ảnh hưởng đến môi trường sống.

Từ nền văn hoá tiêu thụ và thải bỏ đưa đến cách con người tương giao với nhau, cách con người cử xử với nhau cũng là thải bỏ!

Một nền văn hoá chỉ chú ý đến lợi ích, đến thành quả đã đưa đến cách con người cư xử với nhau trong xã hội, trong kinh doanh và cả trong gia đình nữa.

Để cầu nguyện:

Mt 25,34 Bấy giờ Đức Vua sẽ phán cùng những người ở bên phải rằng: "Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập địa. 35 Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; 36 Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm viếng; Ta ngồi tù, các ngươi đến hỏi han." 37 Bấy giờ những người công chính sẽ thưa rằng: "Lạy Chúa, có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đói mà cho ăn, khát mà cho uống; 38 có bao giờ đã thấy Chúa là khách lạ mà tiếp rước; hoặc trần truồng mà cho mặc? 39 Có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đau yếu hoặc ngồi tù, mà đến hỏi han đâu?" 40 Đức Vua sẽ đáp lại rằng: "Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy." 41 Rồi Đức Vua sẽ phán cùng những người ở bên trái rằng: "Quân bị nguyền rủa kia, đi đi cho khuất mắt Ta mà vào lửa đời đời, nơi dành sẵn cho tên Ác Quỷ và các sứ thần của nó. 42 Vì xưa Ta đói, các ngươi đã không cho ăn; Ta khát, các ngươi đã không cho uống; 43 Ta là khách lạ, các ngươi đã không tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã không cho mặc; Ta đau yếu và ngồi tù, các ngươi đã chẳng thăm viếng." 44 Bấy giờ những người ấy cũng sẽ thưa rằng: "Lạy Chúa, có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đói, khát, hoặc là khách lạ, hoặc trần truồng, đau yếu hay ngồi tù, mà không phục vụ Chúa đâu?" 45 Bấy giờ Người sẽ đáp lại họ rằng: "Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi không làm như thế cho một trong những người bé nhỏ nhất đây, là các ngươi đã không làm cho chính Ta vậy." 46 Thế là họ ra đi để chịu cực hình muôn kiếp, còn những người công chính ra đi để hưởng sự sống muôn đời."


[1] “Nhân chi sơ bản tính thiện” (con người sinh ra bản tính là thiện) là thuyết của Mạnh Tử (372-289 tCN hoặc 385-303/302 tCN) - nhà triết học Trung Quốc và là người tiếp nối Khổng Tử.

“Nhân chi sơ tính bản ác” (con người sinh ra bản tính là ác) là thuyết của Tuân Tử (313 – 238 TCN) - nhà Nho, nhà tư tưởng của Trung Hoa (x. Nhân chi sơ tính bản thiện hay nhân chi sơ tính bản ác?, https://dongphucsongphu.com/tuc-ngu-thanh-ngu/nhan-chi-so-tinh-ban-thien-hay-ac.html).

[2] Sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô cho Ngày Thế Giới Bệnh Nhân lần thứ XXXI, 11/02/2023.