Đức tin mang tính chất "Dòng dõi" - Thứ Sáu tuần III - Mùa Thường Niên, thánh Timôthê và thánh Titô, giám mục, 26/01/2024

Đức tin mang tính chất "Dòng dõi" - Thứ Sáu tuần III - Mùa Thường Niên, thánh Timôthê và thánh Titô, giám mục, 26/01/2024

Đức tin mang tính chất "Dòng dõi" - Thứ Sáu tuần III - Mùa Thường Niên, thánh Timôthê và thánh Titô, giám mục, 26/01/2024

ĐỨC TIN MANG TÍNH CHẤT “DÒNG DÕI”

2Tm 1,1-8; Lc 10,1-9

Thứ Sáu tuần III - Mùa Thường Niên

Thánh Timôthê và thánh Titô, giám mục

26/01/2024

Đức tin mang tính chất “dòng dõi”. Nói điều này có phải là sai niềm tin kitô giáo không khi mà Đức Kitô mang ơn cứu độ đến cho mọi dân tộc chứ đâu có dừng lại ở dòng dõi Abraham?! Và đức tin là ân ban của Chúa, hoàn toàn là tự do của Thiên Chúa, sao lại ràng buộc Ngài vào tính chất dòng dõi, cha truyền con nối?! Chúa Kitô không đến để phá huỷ những gì Thiên Chúa đã làm thời Cựu Ước, nhưng Ngài đến để kiện toàn (x. Mt 5,17). Vậy thì dòng dõi Abraham phải được hiểu là dòng dõi của đức tin, của những ai tin.

Đi xa hơn nữa, đức tin còn mang tính dòng dõi vì tất cả loài người đều xuất phát từ Thiên Chúa, được Ngài dựng nên theo hình ảnh của Ngài, nên mọi người đều hướng về Ngài theo nhiều cách thức khác nhau. Mọi người đều là dòng dõi thần linh mà! Thánh Phaolô nói: “Thật vậy, chính ở nơi Người mà chúng ta sống, cử động, và hiện hữu, như một số thi sĩ của quý vị đã nói: ‘Chúng ta cũng thuộc dòng giống của Người.’” (Cv 17,28).

Tính chất liên đới và cùng lớn lên là tính chất không thể thiếu của đức tin kitô giáo. Một linh mục Pháp nói rằng nhiều linh mục Việt Nam được gửi sang Pháp để được đào tạo và phục vụ tại Pháp, nhưng một số trong họ không hội nhập được vào văn hoá địa phương và gây ra những xung đột ở nơi họ phục vụ! Người Việt Nam không quen đón nhận những khác biệt, lắng nghe… nên sinh ra những xung đột khi sống và làm việc với nhau và với người khác.

Đức tin kitô giáo cho thấy sự liên đới, tính chất dòng dõi của mọi người để cùng phát triển. Sống được điều này thì mới sống được tính chất độc đáo của Kitô Giáo. Thánh Phaolô viết cho Timôthê về đức tin của anh với gia đình anh này, và thánh Phaolô cũng cho thấy đức tin của ngài là đức tin của cha ông.

LP. Giuse Nguyễn Trọng Sơn