Cuộc đời Marthe Robin - Sự lựa chọn lớn: Thiên Chúa hiện diện như người Cha - Lm. Peyrous

Cuộc đời Marthe Robin - Sự lựa chọn lớn: Thiên Chúa hiện diện như người Cha - Lm. Peyrous

Cuộc đời Marthe Robin - Sự lựa chọn lớn: Thiên Chúa hiện diện như người Cha - Lm. Peyrous

Cuộc “gặp gỡ” Thiên Chúa thường bắt đầu bằng việc tiếp xúc với Đức Kitô; nhưng bình thường thì sớm hay muộn cũng có cuộc “gặp gỡ” với Chúa Cha. Chúng ta đã thấy Ba Ngôi Thiên Chúa đã khởi sự tỏ hiện cho chị Marthe. Sau Chúa Con, Chúa Cha sẽ lần lần trao ban mình cho chị Marthe. Chúa Cha thực hiện việc đó xuyên qua mối liên hệ của chị với cha thiêng liêng. Cha sẽ tỏ cho chị thấy phần nào về lòng nhân hậu của Thiên Chúa Cha.

Thực tế, những mối quan hệ của chị Marthe và cha Faure trở nên chẳng những tín nhiệm, mà còn trìu mến nữa. Chị thấy nơi cha “một người nâng đỡ,… một người an ủi,…một người bạn,… một người hướng dẫn”. Chị Marthe có con tim yêu thương và lưu luyến, nhưng chị không bộc lộ cách dễ dàng được. Chị nhận thấy những chiều kích của con tim này tăng lên rất mãnh liệt. Nhưng mọi sự đó được quy về Thiên Chúa luôn. Chị viết ngày 21 tháng 4 năm 1930:

Tôi đầy lòng sốt sắng, yêu mến, cầu xin cho giáo xứ ăn năn trở lại, còn xin ơn thánh thiện cho cha thiêng liêng quý mến của tôi, van xin Chúa làm cho ngài nên một linh mục gương mẫu và một vị thánh. Đức Vua Chí Thánh của hồn tôi nói với tôi: Ta đã cho cha một bằng chứng to lớn tỏ bày tình yêu của Ta cho cha bằng việc ban tặng con cho cha, cho con làm con của cha, mãi mãi, đời đời… “Con hãy tiếp tục sứ vụ với cha. Ta giao con cho cha. Tim Ta vui lên mỗi lần cha thiêng liêng đến bên con. Mức độ hiệp nhất giữa con và cha thiêng liêng càng lớn lên, thì hai tâm hồn chúng con càng sẽ hiểu nhau hơn. Cũng như Ta và Cha là một. Ta muốn hai trái tim chúng con và hai tâm hồn chúng con nối kết nhau và hòa tan nhau trong Ta mà thôi.

Tình bạn hữu thiêng liêng này không phát triển mà không gặp thử thách. Cha Faure đôi khi bị vượt qua bởi những trạng thái thiêng liêng của người con thiêng liêng. Nhưng cha có công nhờ người khác giúp đỡ, chúng ta sẽ thấy bằng cách nào. Nhưng chị Marthe cảm thấy mình bị người ta không hiểu và vì thế chị đau khổ. Chị tuyệt đối cần được nâng đỡ. Trong phần nhiều thời gian, những ơn thần nghiệm không đương nhiên rõ ràng, nhưng phải được phân định, phê chuẩn, thậm chí thanh lọc nữa, do một người nào có thẩm quyền. Bởi lẽ, ít có những ơn thần nghiệm thuần tuý. Những ơn này đi ngang qua màng lọc đa dạng: cảm giác, văn hóa, ngôn ngữ ước muốn. Nơi chị Marthe, cũng như nơi những người thần nghiệm khác. Cần phải kể đến từng yếu tố, sự việc. Nếu không, người ta có thể thiếu mất những điểm mốc như thế, khiến người ta bị mất hút và lo sợ. Đúng là trường hợp đôi lúc xảy ra trong quan hệ của chị Marthe với cha Faure, chị viết vào tháng 3 năm 1930 như sau:

Nếu ai không trải qua cơn thử thách đó, thì không thể hiểu được nỗi lo sợ của một trái tim bị lâm vào cảnh u tối và hoài nghi về mặt thiêng liêng mà không tài nào thoát ra được. Còn nếu thoát ra được thì không được cha linh hướng hiểu cho. Lý do: hoặc cha thiếu kinh nghiệm hoặc Thiên Chúa không ban cho cha những ánh sáng cần thiết, để nhận biết thảm trạng của linh hồn đó, hoặc Thiên Chúa muốn bỏ rơi linh hồn đó hoàn toàn.

Tuy nhiên, ngay giữa những cơn thử thách, cả trong những trường hợp có thể gọi là “trống rỗng”, mối quan hệ của cha Faure với chị Marthe cũng cho chị Marthe nhiều bài học. Lần đầu tiên, chị cảm nghiệm được thế nào là tình cha thiêng liêng, phản ánh tình cha của Thiên Chúa. Tình cha thiêng liêng chỉ có thể có được bởi vì biểu lộ lòng nhân hậu của Chúa Cha, sự kiên nhẫn, sự tín nhiệm của Người đối với những người được người ta biết và yêu thương từng người một. Tình cha thiêng liêng hoàn toàn hướng tới sự sống. Người cha thiêng liêng giúp cho những nguồn mạch sự sống phun trào lên, dẹp các chướng ngại vật. Cha thiêng liêng hoàn toàn hướng thẳng tới tương lai. Về điều đó, cha giúp cho đứa con nhờ cha đồng hành ngày càng được tự do hơn. Như thế, cha nói những sự gì đó của Thiên Chúa Cha. Đó là điều cần để ý, vì chị Marthe bắt đầu sống với cha Faure một tâm trạng, mà về sau sẽ ảnh hưởng sâu đậm cho chị. Chị Marthe Robin, chúng ta sẽ lưu ý sau này, sẽ trở thành một trong những người khởi xướng con đường “trở về với Chúa Cha” ghi đậm dấu ấn trên một số phương diện đạo Công giáo Pháp ở cuối thế kỷ 20.