Bài giảng Tĩnh Tâm: Ngày 2. Quyền lực hay khiêm hạ, loại trừ hay tha thứ, đâu là nô lệ, đâu là tự do?

Bài giảng Tĩnh Tâm: Ngày 2. Quyền lực hay khiêm hạ, loại trừ hay tha thứ, đâu là nô lệ, đâu là tự do?

Bài giảng Tĩnh Tâm: Ngày 2. Quyền lực hay khiêm hạ, loại trừ hay tha thứ,  đâu là nô lệ, đâu là tự do?

Bạn đang Nô Lệ hay Tự Do?

Suy tư để sống sứ điệp Mùa Chay của ĐTC Phanxicô 

“Xuyên qua sa mạc Thiên Chúa dẫn ta tới tự do”

Lm. Giuse Nguyễn Trọng Sơn

Mục tiêu: Quyền lực và thù hằn đang là thứ thống trị cuộc sống con người hôm nay → Sống sự thanh thản của khiêm hạ và yêu mến

1. “Ngẫu tượng” của quyền lực trong đời sống con người

− Tính thực tiễn của lời mời gọi đi về tự do:

Để việc cử hành Mùa Chay của chúng ta được cụ thể, thì bước đầu tiên là phải mong muốn mở mắt mình ra trước thực tại.  (Sứ điệp, 2)

− Ngẫu tượng do con người dựng nên cho mình là quyền lực.

Cám dỗ quyền lực là rất lớn trong đời sống con người. Thể hiện quyền lực muốn thống trị trên người khác, muốn áp đặt, chứ không mang lấy trách nhiệm về người khác và cùng với người khác.

Tôi [muốn] đặt hai câu hỏi mà ngày càng thấy trở nên cấp bách hơn: “Ngươi ở đâu?” (St 3,9) và “Em ngươi đâu?” (St 4,9).  (Sứ điệp, 2)

Thiên Chúa hỏi Adam: “Ngươi ở đâu?” sau khi ông muốn chiếm lấy quyền năng của Thiên Chúa khi ăn trái cây “biết lành biết dữ”. Ông muốn dành lấy quyền lực!

Thiên Chúa hỏi Adam chứ không hỏi Eva. Chính ông phải mang lấy trách nhiệm chứ không đổ lỗi cho Eva!

Thái độ tranh giành quyền lực cũng thể hiện nơi Cain khi muốn mình có ảnh hưởng trên em mình là Abele. Điều này đưa đến việc Cain muốn loại trừ em mình, giết em mình!

Trở nên toàn năng, được mọi người ngưỡng mộ, thống trị người khác: ai cũng hiểu lời dối trá này có thể quyến rũ thâm sâu ngần nào. (Sứ điệp, 5)

2. Từ cám dỗ quyền lực đưa đến sự thù ghét, loại trừ nhau

− Cám dỗ muốn ảnh hưởng trên người khác, muốn áp đặt ý riêng trên người khác → cãi vã, bạo lực, chia rẽ…

Khi thể hiện quyền lực trên người khác, người ta không còn biết trân trọng người khác, có khi coi người khác là sự cản trở, là chướng ngại vật, và tìm cách loại trừ họ.

Có khi vì khát vọng quyền lực, người ta muốn người khác phục vụ cho ý định của mình, muốn bước trên người khác để tìm vinh quang cho mình!

3. Sống sự tự do, tâm hồn thanh thản trong sự khiêm hạ và yêu mến

− Lối sống hôm nay khiến cho người ta sống trong tâm trọng dành giựt! Và điều này đưa đến sự bất an vì luôn sợ mất mát, sợ bị chiếm mất → thấy người khác là “đối thủ”!

− Sống sự tự do bằng thái độ từ bỏ.

Trong sứ điệp Mùa Chay, ĐTC Phanxicô viết rằng Thiên Chúa dẫn đưa chúng ta băng ngang sa mạc để đến tự do. Hành trình trong sa mạc có nghĩa là buông bỏ.

Chính sự buông bỏ làm cho chúng ta có một tâm hồn tự do: không lo lắng, không tìm kiếm, không giành giựt… và do đó không có đối thủ.

− Sự khiêm hạ làm cho tự do.

Không gây ảnh hưởng, không tìm cách hơn người, trên người. Ai muốn lên, thì nhường!

Khi khiêm hạ theo nghĩa là chính mình, sống điều mình có, mình là, thì không cần khẳng định về bản thân với ai cả. Tự do!

− Khiêm hạ thì không nhìn người khác như đối thủ, nhưng như bạn hữu.

Và khi sống tình bạn hữu → muốn sống cho người khác. Đó chính là tình yêu đích thực.