Cuộc đời Marthe Robin - Những hiện tượng thần nghiệm: Ý nghĩa các dấu thánh và cuộc Thương khó

Cuộc đời Marthe Robin - Những hiện tượng thần nghiệm: Ý nghĩa các dấu thánh và cuộc Thương khó

Cuộc đời Marthe Robin - Những hiện tượng thần nghiệm: Ý nghĩa các dấu thánh và cuộc Thương khó

Như chúng ta vừa kể trên, mỗi thứ Sáu chị Marthe sống lại cuộc Thương khó của Đức Kitô, hay đúng hơn chị kết hợp với cuộc Thương khó. Sự kiện Chúa Giêsu chết trên Thập Giá theo lời của chính Chúa Giêsu, là một hành vi yêu thương Chúa có thể trao ban cho loài người: “Không có tình yêu nào lớn hơn việc thí mạng sống mình cho những người mình yêu”. Trong dòng lịch sử Giáo Hội, một số lớn những người đã được kết hợp với Đức Kitô cho đến trong cuộc Thương khó. Chúng ta có biết hàng nhiều trăm người như thế: hai người nổi tiếng trong số đó là: thánh Phanxicô Assisi và thánh nữ Catarina thành Sienna. Đôi lúc, cuộc Thương khó xảy diễn trong thâm tâm. Đôi lúc, có kèm những biểu hiện bên ngoài khác nhau. Những biểu hiện có thể xảy ra tận trên cơ thể bằng những vết thương của Đức Kitô: hơn 200 người đã được in dấu thánh như vậy. Dấu thánh xuất hiện dưới nhiều hình thức: khi thì là những lỗ thủng gần như có thể xỏ ngón tay vào được, khi thì những khe nhỏ hơn, đôi khi chỉ là những điểm đau nhức. Trong đời sống các thánh liên hệ, chính những dấu thánh có thể tiến triển. Thường thì do lòng khiêm tốn, những người đã được in dấu thánh cầu xin Chúa cho các dấu thánh biến mất.

Trong những buổi kết hợp với Đức Kitô chịu Thương khó, các người được in dấu thánh sống lại những trạng thái khác nhau của Chúa Giêsu: Chúa bị bỏ rơi ở vườn Gethsémani, bị đánh đòn, đường thánh giá, chịu đóng đinh, còn hấp hối trên thập giá, cảm tưởng bị Chúa Cha bỏ rơi, sự kiện phó mình trong tay Chúa Cha “mọi sự đã hoàn tất”. Thế giới bên ngoài không còn hiện hữu. Phần nhiều thời gian, người ta không còn hiện diện với xung quanh. Người ở tại Jérusalem cách đây 2000 năm. Khi đương sự nói, chúng ta có thể đi theo các giai đoạn dẫn cho tới cái chết với dáng vẻ chết thật. Những lời nói đôi khi cho phép chúng ta viết những câu chuyện khá chi tiết. Có cả một văn liệu. Kế đó, với mức độ ít nhiều nhanh chóng, người có dấu thánh trở lại cuộc sống. Đôi lúc, đương sự có thể bắt đầu lại ngay một sinh hoạt bình thường, nhưng rõ ràng đây không phải là trường hợp của chị Marthe.

Người sống lại cuộc Thương khó không bị huỷ diệt chút nào trong cá tính của mình. Dầu vô ý thức, nhưng vẫn là một con người. Những sự kiện liên hệ đến cuộc Thương khó vì thế đôi lúc được biểu lộ theo một nền văn hóa và những mỗi bận tâm lo lắng đặc thù. Như vậy không nên gán cho những sự kiện đó một giá trị khoa học tuyệt đối. Nét chủ quan vẫn còn trong cách những sự kiện xảy ra trong cuộc sống. Như thế, trong chiến tranh lần thứ II, những lo lắng của chị Marthe và của những người thân cận sẽ xuất hiện, ít là trong những lời cầu nguyện cùng Đức Kitô và Đức Mẹ, khi chị ở trong cuộc Thương khó.

Chính chị Marthe chú giải về cuộc Thương khó trong buổi trò chuyện với cha Livragne, dòng Oratorien, một vị tu sĩ nổi tiếng là cha giảng các buổi cấm phòng: “Mọi người Kitô hữu phải tham dự vào cuộc Thương khó của Chúa Giêsu, chu toàn trong thân xác mình những gì còn thiếu cho cuộc Thương khó của Đức Kitô toàn thể, còn tôi, tôi chỉ là một dấu hiệu một lời nhắc nhở các Kitô hữu”.