Bài 7: Tôi có thể tái thiết lại thế giới từ cuộc sống của mình. Hãy làm như người Samari nhân hậu - Cấm phòng Căn bản - Từ 06.03.2023 - 12.03.2023

Bài 7: Tôi có thể tái thiết lại thế giới từ cuộc sống của mình. Hãy làm như người Samari nhân hậu - Cấm phòng Căn bản - Từ 06.03.2023 - 12.03.2023

Bài 7: Tôi có thể tái thiết lại thế giới từ cuộc sống của mình. Hãy làm như người Samari nhân hậu - Cấm phòng Căn bản - Từ 06.03.2023 - 12.03.2023

Đề tài tuần Cấm phòng Căn Bản

từ thứ Hai 06.03.2023 - Chúa Nhật 12.03.2023

Có thể sống tình huynh đệ/ thân hữu trong cuộc sống thực tế hôm nay không? 

Lm. Giuse Nguyễn Trọng Sơn

Tôi có thể tái thiết lại thế giới từ cuộc sống của mình. Hãy làm như người Samari nhân hậu

"Vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của con người ngày nay, nhất là của người nghèo và những ai đau khổ, cũng là vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của các môn đệ Chúa Kitô, và không có gì thực sự là của con người mà lại không gieo âm hưởng trong lòng họ”[1].

Lc 10,25-37. Và này có người thông luật kia đứng lên hỏi Chúa Giêsu để thử Người rằng: ‘Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp?’ Người đáp: ‘Trong Luật đã viết gì? Ông đọc thế nào?’ Ông ấy thưa: ‘Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực, và hết trí khôn ngươi, và yêu mến người thân cận như chính mình’. Đức Giêsu bảo ông ta: ‘Ông trả lời đúng lắm. Cứ làm như vậy là sẽ được sống’. Nhưng ông ấy muốn chứng tỏ là mình có lý, nên mới thưa cùng Đức Giêsu rằng: ‘Nhưng ai là người thân cận của tôi?’ Đức Giêsu đáp: ‘Một người kia từ Giêrusalem xuống Giêrikhô, dọc đường bị rơi vào tay kẻ cướp. Chúng lột sạch người ấy, đánh nhừ tử, rồi bỏ đi, để mặc người ấy nửa sống nửa chết. Tình cờ, có thầy tư tế cũng đi xuống trên con đường ấy. Trông thấy người này, ông tránh qua bên kia mà đi. Rồi cũng thế, một thầy Lêvi đi tới chỗ ấy, cũng thấy, cũng tránh qua bên kia mà đi. Nhưng một người Samari kia đi đường, tới ngang chỗ người ấy, cũng thấy, và chạnh lòng thương. Ông ta lại gần, lấy dầu lấy rượu đổ lên vết thương cho người ấy và băng bó lại, rồi đặt người ấy trên lưng lừa của mình, đưa về quán trọ mà săn sóc. Hôm sau, ông lấy ra hai quan tiền, trao cho chủ quán và nói: ‘Nhờ bác săn sóc cho người này, có tốn kém thêm bao nhiêu, thì khi trở về, chính tôi sẽ hoàn lại bác.’ Vậy theo ông nghĩ, trong ba người đó, ai đã tỏ ra là người thân cận với người đã bị rơi vào tay kẻ cướp?’ Người thông luật trả lời: ‘Chính là kẻ đã thực thi lòng thương xót đối với người ấy’. Đức Giêsu bảo ông ta: ‘Ông hãy đi, và cũng hãy làm như vậy’”.

Chính nhờ kinh nghiệm về sự mong manh và bệnh tật mà chúng ta có thể học cách cùng nhau bước đi theo phong cách của Thiên Chúa, đó là sự gần gũi, trắc ẩn và dịu dàng.[2]

Tái thiết thế giới, làm cho cuộc sống của chúng ta nhân văn hơn khởi đi từ LÒNG QUAN TÂM và LÒNG NHÂN ÁI.


[1] Công Đồng Vatican II, Hiến chế Mục vụ về Giáo Hội trong Thế giới Ngày nay Gaudium et Spes, 1.

[2] Phanxicô, Sứ điệp Ngày Quốc Tế Bệnh Nhân, 11/02/2023.