Bài 6: Niềm hy vọng kitô giáo vượt qua mọi thất vọng về tình huynh đệ - Cấm phòng Căn bản - Từ 06.03.2023 - 12.03.2023

Bài 6: Niềm hy vọng kitô giáo vượt qua mọi thất vọng về tình huynh đệ - Cấm phòng Căn bản - Từ 06.03.2023 - 12.03.2023

Bài 6: Niềm hy vọng kitô giáo vượt qua mọi thất vọng về tình huynh đệ - Cấm phòng Căn bản - Từ 06.03.2023 - 12.03.2023

Đề tài tuần Cấm phòng Căn Bản

từ thứ Hai 06.03.2023 - Chúa Nhật 12.03.2023

Có thể sống tình huynh đệ/ thân hữu trong cuộc sống thực tế hôm nay không? 

Lm. Giuse Nguyễn Trọng Sơn

Niềm hy vọng kitô giáo vượt qua mọi thất vọng về tình huynh đệ

Fratelli Tutti, 30. Trong thế giới ngày nay, cảm thức thuộc về một gia đình nhân loại đơn nhất đang mờ dần, và ước mơ làm việc với nhau vì công lý và hòa bình dường như là một điều không tưởng lỗi thời. Thay vào đó, điều đang thống trị là sự thờ ơ lạnh lùng, thoải mái và có tính hoàn cầu, phát sinh từ sự vỡ mộng sâu xa được che giấu phía sau một ảo tưởng lừa dối: nghĩ rằng chúng ta là toàn năng, trong khi không nhận ra rằng tất cả chúng ta đều ở trên cùng một con thuyền. Ảo tưởng này, không quan tâm đến những giá trị huynh đệ cao cả, dẫn đến “một kiểu hoài nghi. Vì đó là cơn cám dỗ chúng ta phải đối đầu nếu chúng ta đi vào con đường chán nản và thất vọng… Cô lập và tự thu mình vào lợi ích của chính mình không bao giờ là cách để khôi phục hy vọng và mang lại sự đổi mới. Đúng hơn, phải là sự gần gũi; phải là nền văn hóa của sự gặp gỡ. Cô lập, không; sự gần gũi, đúng. Xung đột văn hóa, không; văn hóa gặp gỡ, đúng”[1].

54. Bất chấp những đám mây đen trên, những đám mây ta không nên làm ngơ, tôi muốn, trong những trang tiếp theo, tiếp nhận và thảo luận nhiều nẻo đường hy vọng mới. Vì Thiên Chúa tiếp tục gieo nhiều hạt giống tốt lành trong gia đình nhân loại chúng ta. Đại dịch gần đây cho phép chúng ta nhận ra và đánh giá cao, một lần nữa, tất cả những người ở quanh chúng ta, giữa cơn sợ hãi, vẫn đã phản ứng bằng cách đặt mạng sống của họ lên tuyến đầu. Chúng ta bắt đầu nhận ra rằng cuộc sống của chúng ta được đan xen với và duy trì bởi những người bình thường nhưng đã anh dũng lên khuôn nhiều biến cố có tính quyết định trong lịch sử chung của chúng ta: các bác sĩ, y tá, dược sĩ, thủ kho và công nhân siêu thị, nhân viên dọn dẹp, người chăm sóc, công nhân chuyên chở, nam giới và nữ giới làm việc để cung cấp các dịch vụ thiết yếu và an toàn công cộng, các tình nguyện viên, các linh mục và tu sĩ... Họ hiểu rằng không ai được cứu vớt một mình[2].

55. Tôi thân mời mọi người bước vào niềm hy vọng đổi mới, vì hy vọng “nói với chúng ta về một điều gì bén rễ sâu trong trái tim mỗi con người, không phụ thuộc vào hoàn cảnh và điều kiện lịch sử của chúng ta. Hy vọng nói với chúng ta về một cơn khát, một khát vọng, một mong mỏi có được một cuộc sống viên mãn, một khát vọng đạt được những điều to lớn, những điều lấp đầy trái tim và nâng cao tinh thần của chúng ta lên những thực tại cao cả như chân, thiện và mỹ, công bằng và yêu thương… Hy vọng luôn có tính mạnh bạo; nó có thể nhìn xa hơn thuận tiện bản thân, những an toàn và tưởng thưởng nhỏ mọn chuyên giới hạn chân trời của chúng ta, và nó có thể mở lòng chúng ta ra đón nhận các lý tưởng vĩ đại vốn làm cho cuộc sống trở nên tươi đẹp và đáng giá hơn”[3]. Vậy chúng ta hãy tiếp tục tiến bước trên các nẻo đường hy vọng.


[1] Diễn văn với Thế giới văn hóa, Cagliari, Italy (22 Tháng 9 2013): L’Osservatore Romano, 23-24 Tháng 9 2013, p. 7.

[2] Xem Buổi Cầu Nguyện ngoại thường Thời Đại dịch (27 Tháng 3 2020): L’Osservatore Romano, 29 Tháng 3 2020, p. 10; Thông điệp nhân Ngày Thế giới Người Nghèo (13 Tháng 6 2020), 6: L’Osservatore Romano, 14 Tháng 6 2020, p. 8.

[3] Chào mừng Người Trẻ tại Trung tâm văn hóa Padre Félix Varela, Havana, Cuba (20 Tháng 9 2015): L’Osservatore Romano, 21-22 Tháng 9 2015, p. 6.