Bài 5: Tha thứ, con đường giải thoát và làm cho lớn lên - Cấm phòng Căn bản - Từ 06.03.2023 - 12.03.2023

Bài 5: Tha thứ, con đường giải thoát và làm cho lớn lên - Cấm phòng Căn bản - Từ 06.03.2023 - 12.03.2023

Bài 5: Tha thứ, con đường giải thoát và làm cho lớn lên - Cấm phòng Căn bản - Từ 06.03.2023 - 12.03.2023

Đề tài tuần Cấm phòng Căn Bản

từ thứ Hai 06.03.2023 - Chúa Nhật 12.03.2023

Có thể sống tình huynh đệ/ thân hữu trong cuộc sống thực tế hôm nay không? 

Lm. Giuse Nguyễn Trọng Sơn

Tha thứ, con đường giải thoát và làm cho lớn lên

Lòng tha thứ, tình yêu thương, nhất là yêu thương những người thù ghét mình được nhìn trong nhãn quan của gia đình Thiên Chúa, giữa những người con của Thiên Chúa. Dù người ta có như thế nào, dù họ có làm gì cho tôi đi chăng nữa, thì họ vẫn thuộc về tôi, họ là anh chị em của tôi.

Nhưng tôi không thể tha thứ cho những kẻ đã chơi xấu tôi, đã hãm hại tôi được! Đòi hỏi này quá sức của tôi, quá sức con người!

Chúa Giêsu Kitô không dạy điều mà người ta không làm được. Thật ra, đây là con đường giải thoát chúng ta. Có phải tôi không bình an được khi trong lòng còn mang lấy sự bực mình, khó chịu, thù hận, mưu mô trả thù...?! Cuộc sống của chính tôi bị hủy hoại, mất niềm vui và mất bình an khi ở trong tình trạng đối kháng hoặc né tránh người khác! Vậy thì tại sao tôi lại để người khác ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của tôi như vậy?! Tại sao tôi lại tự hủy hoại cuộc sống mình khi cứ giữ mãi lòng ghen ghét, thù hận?!

Trở thành môn đệ Chúa Giêsu[1] là chấp nhận lời mời gọi thuộc về gia đình Thiên Chúa, sống theo cách sống của Người: “Ai thi hành ý muốn của Cha tôi, Đấng ngự trên trời, người ấy là anh chị em tôi, là mẹ tôi” (Mt 12,50).[2]


[1] Tức là tin và được đón nhận Phép Rửa (Mt 28,19: “19 Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, 20 dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.”)

[2] Giáo lý Hội Thánh Công Giáo (1992), số 2233.